Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại

Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại là một phần của hình thức thu hút khách hàng góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của doanh nghiệp. Biết được sự cần thiết của việc Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại, LoyaltyHub.com.vn xin giới thiệu đến các bạn 5 Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại mới nhất 2020. Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về khách hàng tiềm năng


Doanh nghiệp của bạn đã biết những gì về khách hàng tiềm năng? Bạn có đang tìm kiếm những thông tin giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng không? Trước hết LoyaltyHUB sẽ giải thích Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại là gì để các bạn nắm rõ những điều cơ bản nhé!

1.1 Khách hàng tiềm năng là gì?


Thực tế khách hàng tiềm năng là những đối tượng được doanh nghiệp hướng đến khai thác, họ là những người chưa sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn trong hiện tại nhưng sẽ trở thành khách hàng thực sự trong tương lai. Khách hàng tiềm năng cũng có thể là những người đang có khả năng mang tới giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai.

1.2 Tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng tiềm năng


Khách hàng tiềm năng chính là nguồn mang lại doanh thu duy trì cho bộ máy phát triển của doanh nghiệp. Bởi vậy trong thị trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay thì khách hàng giữ một vị trí tương đối quan trọng.

DOANH THU = LƯỢNG KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG * TỶ LỆ MUA * SỐ LẦN MUA * SỐ TIỀN MUA

Chú thích:

Lượng khách hàng tiềm năng: số lượng khách hàng mà doanh nghiệp tiếp cận.

Tỷ lệ mua hàng: tính theo phần trăm, tức trong số lượng người doanh nghiệp tiếp cận có bao nhiêu người chịu bỏ tiền ra mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Số tiền mua: giá trị trung bình trên mỗi đơn hàng.

Số lần mua: trung bình số lần khách hàng quay lại mua.

Khách hàng tiềm năng không chỉ tạo ra doanh thu mà còn tạo lên thương hiệu cho doanh nghiệp, hướng đến chăm sóc khách hàng tiềm năng cũng chính là hướng đến quảng bá thương hiệu với chi phí được tối ưu hóa rất nhiều so với chi phí quảng bá bình thường.

Chính vì những lợi ích to lớn mà khách hàng tiềm năng mang lại như thế nên việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng tiềm năng đã và đang được các doanh nghiệp đầu tư cạnh tranh vô cùng gay gắt. Tiếp theo đây Loyalty Hub xin cung cấp một số mẹo giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng tiềm năng dễ dàng nhất.

1.3 Mẹo tìm kiếm khách hàng tiềm năng 


- Cách đơn giản nhất để tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả chính là khai thác nguồn khách hàng thân thiết - trung thành sẵn có.

- Với thời buổi công nghệ phát triển nhanh chóng mặt, các mạng lưới xã hội phủ kín dày đặc như hiện nay thì cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng dễ dàng nhất chính là tìm kiếm thông qua hình thức Marketing online.

- Và tất nhiên cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông dụng nhất hiện nay đó là sử dụng các kênh xã hội lớn như zalo, facebook, mocha,...

- Ngoài ra một số phương thức truyền thông giúp tìm kiếm khách hàng tiềm năng đó là sử dụng quảng bá trên báo đài, đầu tư quảng cáo truyền hinh trực tiếp... 

2. Tổng hợp 5 Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại chuyên nghiệp, hiệu quả nhất


Không phải khách hàng tiềm năng nào cũng sẽ trở thành khách hàng của bạn, hãy tham khảo 5 Cách chăm sóc khách hàng tiềm năng qua điện thoại sau đây để có thể nắm bắt, tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, gia tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành.

2.1 Thu thập thông tin, dữ liệu về khách hàng tiềm năng


Để có thể chăm sóc khách hàng tiềm năng thì trước hết bạn phải xác định được nhóm đối tượng này là ai? Biết được những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng. Tất nhiên việc thu thập những thông tin về nhóm đối tượng này sẽ được tìm kiếm qua các phương tiện tuyên truyền phổ biến nhất hiện nay là mạng xã hội hoặc qua điện thoại…

Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại



Khách hàng tiềm năng đa số sẽ không tự mình tìm tới doanh nghiệp vậy nên các doanh nghiệp cần chủ động hướng đến, tiếp cận tới những đối tượng này.

2.2 Tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của khách hàng tiềm năng về các sản phẩm/dịch vụ


Sau khi đã nắm bắt được thông tin về khách hàng tiềm năng thì phải đi sâu vào tìm hiểu những nhu cầu mà khách hàng đang chờ đợi để có thể đáp ứng kịp thời. Việc tìm hiểu mong muốn của khách hàng là khâu rất quan trọng, qua đây có thể nắm bắt được mục tiêu khách hàng hướng tới từ đó có thể dễ dàng tiếp cận và kết nối khách hàng mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không những thế việc tìm hiểu khách hàng trước khi tiếp cận còn giúp doanh nghiệp lọc ra những nhóm đối tượng không thực sự tiềm năng. Có thể tìm hiểu khách hàng tiềm năng thông qua khảo sát câu hỏi sau đây:

- Đây có phải nhóm khách hàng có đủ khả năng mua/sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp không?

- Họ có thực sự quan tâm và muốn tìm hiểu những sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không?

- Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ không?

- Họ cần thông tin về sản phẩm và nhu cầu sử dụng của họ ở mức độ nào?

- Họ có phải khách hàng đã từng mua/sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và đã quay lại không?

- Họ có biết đến doanh nghiệp không? Và họ đã tìm hiểu được bao nhiêu về sản phẩm/dịch vụ mà họ cần?

Chỉ cần khảo sát qua một loạt các câu hỏi ở trên có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết từ khách hàng.

2.3 Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút khách hàng tiềm năng


Tâm lý của khách hàng sẽ luôn hướng đến những dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho họ nhất chính vì thế việc tạo ra các chính sách ưu đãi sẽ chiếm lợi thế khi lôi kéo khách hàng trong các quyết định mua/sử dụng sản phẩm. Hãy tập trung đề cập nhiều đến lợi thế, các dịch vụ hậu mãi sau mua hàng để chiếm trọn quyết định mua hàng.

2.4 Tiếp cận khách hàng tiềm năng qua việc tạo sự thân thiết, gắn bó với khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng


Điều quan trọng nhất khi tiếp cận khách hàng chính tạo sự thân thiện, tạo cảm hứng mua cho khách hàng, không nên thái quá - trao đổi quá nhiều ở mức độ mua - bán, đừng để khách hàng cảm thấy mình đang là đối tượng đang bị tiếp cận. Việc tạo ra không khí thoải mái cho khách hàng vô cùng quan trọng, hãy giao lưu nhẹ nhàng, thật chân thành để khách hàng cảm thấy họ có vị thế vô cùng quan trong, từ đó dẫn dắt họ đến với những quyết định mua hàng.

Qua đó cũng dễ dàng giao lưu tạo dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

2.5 Tạo chiến lược chăm sóc riêng với những khách hàng từ chối sản phẩm/dịch vụ


Không phải khách hàng nào cũng có nhu cầu nghe bạn tư vấn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn dù họ có nhu cầu mua hay không. Để tạo ra những bước nhảy vọt trong doanh số cũng rất cần tập trung đến những đối tượng này.

Có thể doanh nghiệp của bạn chưa chiếm ưu thế trong thị trường nên một số khách hàng sẽ không quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm bên bạn. Vậy làm cách nào để chăm sóc những đối tượng này? Hãy thường xuyên giữ liên lạc tương tác với khách hàng bằng cách gửi email, chat zalo, gửi thiệp ưu đãi mua hàng qua tin nhắn, thông tin về sản phẩm tới khách hàng……..

3. Tham khảo cách phân loại các nhóm khách hàng tiềm năng


Sau khi nắm bắt được thông tin về khách hàng tiềm năng hãy phân loại thành từng nhóm để có thể dễ dàng chăm sóc vì mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu, mong muốn cần đáp ứng riêng. Dưới đây là cách phân loại khách hàng tiềm năng thành các nhóm:

Phân loại theo khu vực:

- Căn cứ vào vùng trực thuộc thì có thể chia ra: Khách hàng thành thị và khách hàng nông thôn.

- Căn cứ theo khu vực sở tại chia thành: Khách hàng bản địa, khách hàng quốc tế, khách hàng ngoại tỉnh.

Phân loại theo mức độ tiềm năng:

- Khách hàng trung thành

- Khách hàng tiềm năng

- Khách hàng cần quan tâm và chăm sóc (nhóm khách hàng khó tiếp cận)

- Khách hàng ít có sự phát triển

Phân loại theo nguồn lợi thu được:

- Khách hàng Vip

- Khách hàng lớn

- Khách hàng nhỏ

- Khách hàng phi tích cực

- Khách hàng tiềm năng

Hãy dựa vào những nhóm phân loại khách hàng để đưa ra các Cách chăm sóc khách hàng cũ qua điện thoại hiệu quả nhé.

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Nhận xét